Hiện nay , thiết bị đo lường dung trong công nghiệp rất phổ biến nhưng giá trị của các thiết bị này cũng không phải là rẻ. Vậy làm sao để lựa chọn những công cụ đo phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình, vì thế bài viết này sẽ giúp các bạn có được danh sách các dụng cụ cần thiết cho công việc của mình mà không phải tốn nhiều chi phí cho việc mua các thiết bị không cần thiết với nhu cầu sử dụng. Bài viết này sẽ đề cập đến công dụng và đặc điểm của các loại thước đo hiện nay để các bạn có thể tự lên danh sách các thiết bị đo cần thiết cho bản thân mình.
Thước cặp (capliper)
Trên thị trường hiện nay thước cặp có rất nhiều loại nhưng sử dụng phổ biến nhất thường là của hãng Mitutoyo. Tùy vào kích thước và tính năng thước cặp cũng sẽ được phần thành nhiều loại. Nhưng thường sẽ có 3 loại chính là : thước cặp điện tử , thước cặp cơ khí và thước cặp đồng hồ. Thước cặp được sử dụng phổ biến trong ngành kỹ thuật, thước áp dụng quy tắc đo bằng cách trượt thành công cụ trên thước, nên có thể sử dụng đo đường kính ngoài, đường kính trong cũng như là độ sâu của vật thể. Lúc trước mọi người thường sử dụng thước cặp cơ khí , giá trị đo sẽ được biểu hiện trên vạch đo của thước, để sử dụng thước cặp cơ này các bạn chỉ đặt vật cần đo vào khoảng trong rồi di chuyển thanh trượt giá trị đo sẽ thể hiện trên vạch đo của thước. Tuy nhiên , ngày nay để cho phép đo có độ chính xác cao hơn thì nhiều công ty thiết bị đo lường đã cho ra mắt sản phẩm thước cặp điện tử, giá trị đo sẽ được thể hiện trên màn hình kỹ thuật số, cho kết quả nhanh chóng và dễ sử dụng. Vì thế hiện nay thước cặp điện tử đang là sản phẩm được ưu tiên lưa chọn sử dụng hiện nay bởi tính năng tiện dụng của nó.
Panme hiện nay có hai loại khác nhau về cấu tạo đó là panme dùng để đo kích thước bên trong và panme dùng để đo kích thước bên ngoài. Cũng như thước cặp panme cũng có loại panme cơ và pame điện tử, panme cơ số đó sẽ hiển thị trên thanh đo còn panme điện tử sẽ hiện thị số đo trên màn hình LCD cho kết quả đo nhanh chóng và chính xác.Panme thường đi kèm trọn bộ sản phẩm của nó bao gồm các thanh đó để mở rộng phạm vi đo của panme. Đây là thiết bị cần thiết thường phải có trong hộp dụng cụ thợ máy và kỹ sư vì tính tiện dụng của nó. Panme thường được dùng để đo piton, kích thước của trục khuỷu, phanh đĩa , kích thước xi-lanh và độ sâu của lỗ khoan…. Và còn nhiều ứng dụng hữu ích khác.
Bộ dưỡng đo gen dùng để đo kích thước gen trên mỗi bulong, đai ốc và phụ kiện thủy lực. Tiêu chuẩn và chỉ số trên mỗi lá của thước đo chúng ta cần nắm rõ để sử dụng khi đó. Chỉ số đo của bulong (3 / 8-24 và 10mm X 1) thường rất nhỏ nên nhìn khá giống nhau nên phải sử dụng bộ dưỡng đo gen đến lá thứ 3 vẫn cho kết quả giống nhau thì kết quả đo mới gọi là thành công.Việc sử dụng bộ dưỡng đo gen cũng rất hữu ích trong việc xác định các chi tiết trong máy còn được sử dụng được hay không như trục quay trong máy để có thể thay thế phù hợp mà không ảnh hưởng đến các bộ phận khác của máy.
Thước đo khe hở
Thước đo khe hở được cấu tạo bởi một dải các thanh kim loại mỏng, mỗi chi tiết máy với độ dày cụ thể cần có khoảng cách không khí hợp lý. Vì vậy để đo các khoảng hở van trên đầu xi-lanh thì thước đo khe hở sẽ là thiết bị hữu ích để đo. Ngoài ra thước đo khe hở cũng có thể đo được khoảng cách trên dòng xe bán tải có cảm ứng từ tính. Khi sử dụng kết hợp với cạnh mép của thước thước đo khe hở có thể đó bề mặt phẳng của xi lanh và cho ra số liệu cần tiện như thế nào là cần thiết để có bề mặt phẳng trơn. Hầu hết các thước đo khe hở sẽ đi kèm một bộ với độ dày khác nhau, thường là 1/1000 của gia số inch. Thước đo khe hở với mảnh kim loại mỏng thường được dùng để đo bên trong các chi tiết máy. Còn đối với thước đo khe hở với mảnh kim loại dài thường được sử dụng để đo mặt trước trong cùng của góc nghiêng. Thước đo khe hở với mảnh kim loại dài cong được thiện đo khe hở giữ nút chỉnh hoặc van dặn với thiết bị.
Đồng hồ so
Đồng hồ so có thể đo chỉ số chuyển động rất nhỏ và chính xác, ngoài ra còn thể hiện sự hào mòn của các thành phần giúp điều chình các thành phần một cách chính xác. Thiết bị đồng hồ so này thường đi kèm với với các chân đế để làm điểm tựa cố định đo cho các vật thể khác.