Nghiên cứu giải pháp bù sai số cho máy đo tọa độ

Tên luận án:   Nghiên cứu giải pháp bù sai số cho máy đo tọa độ dạng cầu trục
Chuyên ngành:   Công nghệ chế tạo máy
Mã chuyên ngành: 62520401
Họ và tên NCS: Phạm Hồng Thanh
Người hướng dẫn khoa học:  PGS. TS. Thái Thị Thu Hà
Cơ sở đào tạo:  Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG – HCM

1. Tóm tắt nội dung của luận án

Xu hướng hoàn thiện thiết bị, máy móc là nâng cao năng suất và chất lượng, máy đo tọa độ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để nâng cao năng suất đo cần phải tăng tốc độ di chuyển của máy càng gần tốc độ giới hạn càng tốt. Khi tăng tốc độ di chuyển, sự thay đổi giữa tốc độ di chuyển và tốc độ đo lớn, lực quán tính xuất hiện và tác động đến các bộ phận máy như khâu và khớp (đặc biệt là khớp). Khớp được tạo thành từ các ổ đệm khí liên kết giữa khâu mang (khâu có gắn các ổ đệm khí) và khâu dẫn hướng, do đặc tính làm việc của các ổ đệm khí là luôn có dao động nên khi có lực quán tính tác dụng các khớp sẽ chuyển vị và làm giảm độ chính xác của máy. Việc giảm gia tốc đo mâu thuẫn với xu hướng tăng năng suất của máy đo tọa độ khi đo vì vậy thực tế là phải chấp nhận gia tốc (đặc biệt là gia tốc lớn do chênh lệch giữa tốc độ di chuyển cao và tốc độ đo thấp gây ra), dựa trên việc phân tích các giải pháp về thiết kế, chế tạo, sử dụng vật liệu, điều khiển, bù sai số của các nghiên cứu đã công bố, tác giả đã lựa chọn giải pháp hiệu chỉnh sai số để cải thiện độ chính xác của máy đo tọa độ. Luận án được trình bày trong 4 chương:
Chương 1 Tổng quan về máy đo tọa độ
Chương 2 Nghiên cứu chuyển vị của khớp trên máy đo tọa độ khi có lực quán
tính tác động
Chương 3 Xây dựng mô hình toán học bù sai số cho máy đo tọa độ dạng cầu trục
Chương 4 Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá độ chính xác của kết quả đo sau khi
bù sai số cho máy đo tọa độ
Kết luận và hướng phát triển của đề tài

2. Một số đóng góp của luận án
+ Luận án đã đóng góp vào lý thuyết bù sai số cho máy đo tọa độ
+ Luận án đã sử dụng phương pháp phân tích kết hợp với thực nghiệm có sử dụng cảm biến để thực hiện bù sai số offline cho máy đo tọa độ.
+ Các chuyển vị khớp (thành phần thông số ngẫu nhiên) được nghiên cứu bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm.
+ Một mô hình toán học mới được xây dựng để bù sai số cho máy đo tọa độ do ảnh hưởng của chuyển vị khớp gây ra, đồng thời một quy trình calip bằng phần mềm cho máy đo tọa độ cũng được xây dựng.
3. Khả năng ứng dụng
Dựa trên mô hình toán được xây dựng, một phần mềm dùng để bù và hiệu chỉnh sai số cho máy đo tọa độ đã được viết và được ứng dụng để hiệu chỉnh độ chính xác cho máy đo tọa độ dạng cầu trục được chế tạo ở Việt Nam.
4. Hướng phát triển của đề tài
Giải pháp bù sai số cho máy đo tọa độ dạng cầu trục đã được xây dựng có thể được xem xét áp dụng cho các dạng máy đo tọa độ khác hay các thiết bị mà trong kết cấu có sử dụng các ổ đệm khí.
Để thuận tiện cho việc biểu diễn và thực hiện bù sai số, mối quan hệ giữa các chuyển vị khớp khi có lực quán tính tác động có thể được nghiên cứu để có thể biểu diễn tất cả các chuyển vị khớp theo một hàm.

Nội dung tóm tắt luận án trong tập tin đính kèm, tại đây

(4,34/5) - 105 bình chọn.



Thành viên
Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên