Giới thiệu máy đo độ cứng

Độ cứng là một trong những đặc tính của vật liệu cho phép nó chống lại sự biến dạng về tạo hình, mà thông thường là bị biến dạng do xuyên thấu (bị đâm thủng). Ngoài ra, độ cứng của vật liệu cũng thể hiện khả năng chống uốn, xước, mài mòn hoặc cắt của vật liệu đó.

Độ cứng không phải là một đặc tính của vật liệu được quyết định hoặc tính toán bởi các định nghĩa chính xác về các đơn vị cơ bản của khối lượng, chiều dài và thời gian. Giá trị độ cứng là kết quả của một quy trình đo lường xác định.

Các phương pháp kiểm tra độ cứng phổ biến bao gồm :

  • Phương pháp Rockwell là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất bởi hiệu quả nhanh chóng được tạo ra và thường được sử dụng trên các kim loại và hợp kim, có ưu điển: Không cần hệ thống quang học, không phụ thuộc vào người vận hành, ít bị ảnh hưởng bởi độ nhám bề mặt.

Máy đo độ cứng – Rockwell hardness tester DAKOMASTER 300

  • Phương pháp Vickers phù hợp cho các chi tiết nhỏ, chính xác, vật liệu mỏng, chất phủ và các thành phần kim loại gắn kết.

Máy đo độ cứng – Vicker hardness tester WIKI 200 JS4

  • Phương pháp Brinell thường ứng dụng cho các thiết bị lớn, độ chính xác không quá cao như vật liệu gang, khung thép lớn và nhôm, không dùng cho các vật liệu quá cứng, các tấm vật liệu mỏng, các bề mặt cong.

Máy đo độ cứng – Brinell hardness tester Integral 1

Thang đo

  • Thang đo độ cứng Rockwell, ký hiệu là HRA, HRB, HRC, HRD… tuỳ thuộc vào loại và kích thước đầu đo cũng như giá trị lực tác dụng được sử dụng.
  • Thang đo độ cứng Vickers: ký hiệu là HV
  • Thang đo độ cứng Brinell: ký hiệu là HB

Theo quyết định Số 14/2006/QĐ-TTG ngày 17/01/2006 về PHÊ DUYỆT 10 CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chuẩn đo lường quốc gia về độ cứng của Việt Nam: HNG-250 thang đo HRC.

Nguồn: TECOTEC HCM

(4,82/5) - 107 bình chọn.



Thành viên
Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên