Quản lý chất lượng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Không ngừng đảm bảo, cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng thiết yếu.Tiến hành công tác quản trị nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm và dịch vụ là một việc làm cấp thiết đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu định nghĩa của quản lý chất lượng và vai trò của quản lý chất lượng trong doanh nghiệp sản xuất ở bài viết dưới đây nhé!
Trong sản xuất, quản lý chất lượng là quá trình đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm đạt chuẩn và đáp ứng nhu cầu của họ.Sản phẩm bị lỗi không chỉ ảnh hưởng đến tiếng tăm của công ty mà còn có thể gây nguy hiểm cho khách hàng. Đơn cử như trường hợp “siêu phẩm” Galaxy Note7 của Samsung ra mắt năm 2016 bị cho là bị phát nổ khi đang cắm sạc. Đây thực sự là một đòn giáng mạnh làm ảnh hưởng trực tiếp kết đến quả kinh doanh của hãng này.
Tuy nhiên, các vụ bê bối như thế này hoàn toàn có thể được ngăn chặn thông qua quá trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ và hiệu quả trong sản xuất. Các phương pháp kiểm soát chất lượng phổ biến nhất phải kể đến:
2. Vai trò của quản lý chất lượng trong sản xuất
Việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng mà chính bản thân doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng những lợi ích như:
Kiểm soát chất lượng trong sản xuất không phải là việc đơn giản. Thông thường, nó được thực hiện vào cuối quá trình sản xuất, chỉ bắt lỗi sau khi sản phẩm đã hoàn thiện. Tuy nhiên, phương pháp này chưa thực sự hiệu quả.
Kiểm soát chất lượng hiệu quả có hai cấp độ:
Khi kết hợp quản lý chất lượng ở cuối quy trình sản xuất với việc giám sát từng công đoạn, doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn, tối ưu hóa thời gian và chi phí.
Để xây dựng một chiến lược quản lý chất lượng hiệu quả, đầu tiên, bạn cần phải:
Tiếp đó, bạn sẽ cần phải tạo ra các tiến trình để xử lý lỗi trên sản phẩm như:
Cuối cùng, bạn nên đặt ra các câu hỏi lặp đi lặp lại để phát hiện ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và lên phương án khắc phục kịp thời để hạn chế tối đa tổn thất cho công ty.